So sánh Internet Computer và các nền tảng blockchain khác
Nếu bạn đã từng tìm hiểu về blockchain, có thể đã từng nghe đến bộ ba khất khả thi: khả năng mở rộng, tốc độ và bảo mật. Nhiều blockchain layer 1 hiện nay chỉ có thể giải quyết 2 trên 3 yếu tố trên và cũng chỉ dừng lại ở một mức độ nhất định. Việc đáp ứng đồng thời cả ba yếu tố trên là điều phức tạp, tốn kém và là thử thách đối với bất cứ nền tảng nào.
Internet Computer không chỉ giải quyết các vấn đề mà đã đề cập. Nó bổ sung các khái niệm và ý tưởng sáng tạo sẽ thay đổi Internet như chúng ta đã biết.
Bài viết này so sánh một số tính năng chính của Máy tính Internet với các blockchain layer 1 sau: Ethereum, Cardano, Solana, Binance Smart Chain, Zilliqa, Algorand và Avalanche. Mặc dù Polkadot là một blockchain layer 0, được biết đến như một giao thức đa chuỗi với cơ chế sharding không đồng nhất nhưng tôi nghĩ sẽ rất thú vị nếu đưa nó vào bài phân tích này.
So sánh Internet Computer với các nền tảng Blockchain layer 1
Sự đổi mới chính đằng sau Internet Computer là Công nghệ Chìa khóa Chuỗi (Chain Key Technology), với nhiều công nghệ mới được giới thiệu bao gồm: Cơ chế đồng thuận, tạo khóa phân tách không tương tác – Non-Interactive Distributed Key Generation (NI-DKG), hệ thống thần kinh mạng – Network Nervous System (NNS), Internet Identity, v.v.
Trong khi các blockchain khác chỉ đang cố gắng thay đổi nhằm cải thiện một số hạn chế mà Ethereum đang phải đối mặt như tốc độ giao dịch hay phí gas thì Internet Computer còn làm được nhiều hơn thế.
Chúng ta hãy bắt đầu với những yếu tố cơ bản nhất của một nền tảng blockchain:
Nguồn cung hiện tại của $ ICP là 472 Triệu, và lạm phát bắt đầu ở mức 10% và sau đó ổn định ở mức 5% trong những năm qua. Việc đốt cháy các cycles để làm phí gas cho dapp sẽ ngày càng thúc đẩy giảm phát khi số lượng người dùng hoạt động hàng ngày tăng lên.
1.1. Cơ chế đồng thuận
Mục đích của cơ chế đồng thuận là xác minh rằng thông tin được thêm vào sổ cái là hợp lệ. Điều này đảm bảo rằng khối sau thêm vào được thể hiện một cách chính xác và tất cả các giao dịch trong mạng đều được cập nhật. Điều này ngăn việc lập lại thông tin nhiều lần hoặc dữ liệu không hợp lệ.
Proof-of-Work (PoW), giao thức đồng thuận phổ biến nhất trong tiền điện tử, lần đầu tiên ra mắt cùng với sự phát minh ra Bitcoin. Ethereum đã áp dụng cơ chế tương tự, hiện nay đã được nâng cấp lên Proof-of-Stake (PoS).
Nhiều blockchain khác đã sao chép mã nguồn của Bitcoin do đó cũng sử dụng mô hình Proof-of-Work.
Mặc dù Proof of Work là một phát minh đáng kinh ngạc, nhưng nó không hoàn hảo. Nó không chỉ cần một lượng điện đáng kể mà còn rất hạn chế về số lượng giao dịch mà nó có thể xử lý cùng một lúc.
Proof-of-Stake (PoS) được tạo ra để thay thế cho Proof-of-Work và giải quyết các vấn đề còn hạn chế của Proof-of-Work. Những ưu điểm chính của Proof-of-Stake là nó làm giảm năng lượng tiêu thụ và cải thiện tốc độ tạo mỗi khối được thực hiện trong vài giây. ( mili giây trong trường hợp của Solana, nhưng vẫn chậm hơn 10 lần so với tốc độ của Internet Computer).
Solana, Binance Smart Chain và Avalanche sử dụng cơ chế đồng thuận Proof of Stake. Các blockchain khác sử dụng các thuật toán đồng thuận dựa trên Proof of Stake như:
– Polkadot (Nominated Proof of Stake, NPoS ).
– Cardano ( Ouroboros ).
– Algorand (Pure Proof of Stake, PPoS ).
– Zilliqa thì sử dụng thuật toán đồng thuận (PBFT) kết hợp với Proof-of-Work.
Internet Computer sử dụng cơ chế đồng thuận Threshold Relay , một phiên bản được tối ưu hóa của mô hình Proof-of-Stake (PoS). Nó tập trung vào việc tối ưu thời gian xác thực giao dịch bằng cách kết hợp Threshold Relay với các chuỗi chữ ký BLS để giải quyết các vấn đề liên quan cơ chế đồng thuận PoS.
Trong phiên bản hiện tại của Internet Computer, các node tạo ra một số ngẫu nhiên, được gọi là “random beacon”, được sử dụng để chọn nhóm nodes tiếp theo và điều khiển các giao thức của nền tảng.
1.2. Tốc độ
Khi so sánh giữa các nền tảng blockchain, thông số được những người dùng quan tâm nhất là những thông số liên quan đến tốc độ. Không giống như bảo mật hoặc khả năng mở rộng, tốc độ có các thông số có thể đo lường được giúp xếp hạng người chiến thắng dễ dàng hơn.
Tốc độ giao dịch được tính bằng ba số liệu:
– Kích thước khối: Lượng dữ liệu (tính bằng byte) có thể được chứa trong một khối duy nhất.
– Thời gian tạo khối: Thời gian cần thiết để tạo khối tiếp theo trong chuỗi khối.
– Kích thước giao dịch trung bình: Kích thước giao dịch trung bình trên mạng blockchain.
Thông thường, việc thực hiện phép tính này rất phức tạp bởi thực tế là một số blockchain như Ethereum, đã và đang tăng dần kích thước khối trong những năm qua để đáp ứng nhu cầu giao dịch.
Tốc độ của mạng blockchain ảnh hưởng trực tiếp đến thời gian người dùng cuối thực hiện giao dịch từ tài khoản này sang tài khoản khác. Thời gian này được đo bằng tham số “thời gian xác thực”, cho biết khoảng thời gian chúng ta phải đợi để đảm bảo rằng các giao dịch tiền điện tử không thể bị thay đổi, đảo ngược hoặc hủy bỏ sau khi chúng hoàn tất.
Một số blockchain thường sử dụng “Thời gian tạo khối” thay vì sử dụng “Thời gian xác thực” để quảng cáo về tốc độ blockchain của mình. Nhưng họ lại không đề cập đến các thông số như độ trễ (thời gian cần để mạng blockchain xác nhận một giao dịch), được bao gồm trong “thời gian xác thực”. Tốc độ thực tế của một blockchain được kiểm tra tại đây.
Chỉ số quan trọng tiếp theo mà chúng ta cần quan tâm đó là là số giao dịch thực hiện trong mỗi giây (TPS).
Giao dịch mỗi giây là số lượng giao dịch mà mạng có khả năng xử lý mỗi giây. Đây chỉ là một con số lý thuyết được tính toán như các giao dịch trên mỗi khối, chia cho thời gian tạo khối.
Solana đã tích cực quảng bá bản thân về khối lượng giao dịch cao và thời gian tạo khối thấp.
Thời gian tạo khối của Solana thực sự nhanh (nó là tốt nhất sau Internet Computer), nhưng nó rất khác thời gian xác nhận. Nó thường sẽ tốn vài khối trước khi có thể thực hiện giao dịch bao gồm cả việc tạo khối cũng như đạt được trạng thái đồng thuận. Solana sử dụng “Optimistic Confirmation” cần 32 phiếu; do đó “Thời gian xác nhận” giao dịch là khoảng 13 giây.
Mặc dù cả hai đều không có thời gian tạo khối tốt bằng Solana, nhưng Algorand và Avalanche đã và đang cải thiện thời gian xác thực giao dịch. Do đó, chúng ta có thể khẳng định rằng, sau Internet Computer, blockchain có tốc độ dữ liệu tốt nhất là Avalanche.
Internet Computer sử dụng công nghệ Keychain của mình để hoàn thành giao dịch giữa các hợp đồng thông minh trong 1-2 giây. Đó là khoảng thời gian người dùng có thể chấp nhận được.
Các ứng dụng cụ thể như trò chơi trực tuyến yêu cầu phản hồi được cung cấp cho người dùng tính bằng mili giây.
Internet Computer giải quyết vấn đề này bằng cách chia việc thực thi chức năng hợp đồng thông minh thành hai loại, được gọi là “lệnh gọi cập nhật” và “lệnh gọi truy vấn”.
Sự khác biệt cơ bản của hai lệnh là khi bạn gọi một hàm dưới dạng lệnh gọi cập nhật, bất kỳ thay đổi nào mà nó thực hiện đối với dữ liệu trong bộ nhớ của canister sẽ vẫn tồn tại, trong khi nếu một hàm được gọi dưới dạng lệnh gọi truy vấn, thì bất kỳ thay đổi nào mà nó thực hiện đối với bộ nhớ sẽ bị loại bỏ sau khi hoàn tất truy vấn.
– Các lệnh gọi cập nhật tạo ra các thay đổi liên tục và chúng cũng chống được giả mạo vì các giao thức của ICP chạy chúng trên mọi node trên subnet. Tại thời điểm bài viết, thời gian thực hiện lệnh gọi cập nhật: 2s.
– Mặt khác, các lệnh gọi truy vấn không tạo thay đổi liên tục. Mọi thay đổi mà chúng thực hiện đối với bộ nhớ sẽ bị loại bỏ sau khi lệnh được thực hiện. Chúng rất hiệu quả và không tốn kém, thời gian thực hiện một lệnh tại thời điểm bài viết là 0.2s. Do chúng không chạy trên tất cả các node trên subnet, điều này cũng có nghĩa là chúng cung cấp mức độ bảo mật thấp hơn.
Trong giai đoạn Genesis, mạng con hệ thống thần kinh mạng NNS đã được khởi chạy với 28 node và mỗi mạng con ứng dụng có 7 node. Kích thước của mạng con được quyết định bằng phiếu bầu của người dùng stake ICP trên NNS. Trong máy tính Internet, mạng con là các blockchains mà mật mã Chain Key kết hợp thành một blockchain duy nhất.
Internet Computer đang liên tục phát triển theo cấp số nhân, với 4.300 node dự kiến vào cuối năm nay, do đó, giao dịch mỗi giây (TPS) của một mạng con sẽ được nhân với số mạng con được tạo ra. Vì thế IC không có giới hạn về TPS.
1.3. Khả năng mở rộng
Khả năng mở rộng của mạng blockchain là khả năng hỗ trợ một lượng giao dịch cao và tăng trưởng trong tương lai. Điều này có nghĩa là khi lượng người dùng và dapps ngày càng tăng thì hiệu suất của blockchain phải không bị ảnh hưởng.
Bitcoin và Ethereum đang bị ảnh hưởng bởi các vấn đề về mở rộng
Bitcoin và Ethereum đã gặp phải các vấn đề về khả năng mở rộng trong vài năm qua do giới hạn của cơ chế đồng thuận Proof of Work. Hiện tại, Ethereum có thể tận dụng các giải pháp layer 2 để khắc phục các vấn đề về khả năng mở rộng, nhưng các node chạy trên các nền tảng đám mây của các công ty công nghệ lớn như Amazon Web Services (AWS), nó mất đi tính phi tập trung cần có.
Ethereum cũng có kế hoạch chuyển từ Proof of Work sang Proof of Stake trong bản cập nhật có tên là “London”. Bản cập nhật này sẽ cho phép nó cải thiện năng lực và khả năng mở rộng của Ethereum lên tới 64 shard chains.
Các shard chain này sẽ cung cấp cho Ethereum nhiều dung lượng hơn để lưu trữ và truy cập dữ liệu, nhưng chúng sẽ không được sử dụng để thực thi code.
Tương tự Ethereum 2.0, với Polkadot là Relay chain, với một số shard được gọi là Parachain. Số lượng Parachain có giới hạn và hiện được ước tính vào khoảng 100. Như tôi đã đề cập trong phần trước, subnet của IC là các blockchains mà công nghệ Chain Key kết hợp thành một blockchain duy nhất để tăng dung lượng của nó theo nhu cầu (dung lượng không giới hạn) và cung cấp một lộ trình để có khả năng mở rộng vô hạn. Số lượng subnet của IC là không giới hạn.
Để đạt được khả năng mở rộng, Binance Smart Chain hy sinh khả năng phi tập trung.
Trong cơ chế đồng thuận của BSC, nó chỉ sử dụng 21 trình xác nhận (Proof of Authority), điều đó làm cho BSC trở thành blockchain thiếu phi tập trung nhất. Trong khi đó, Cardano vẫn đang chờ Hydra, giải pháp layer 2 của họ, giải pháp tương tự mà Matic (Polygon) đã cung cấp Ethereum từ khá lâu rồi.
Tiếp theo là Solana
Giống như cách Bitcoin và Ethereum hy sinh khả năng mở rộng, Solana đã hy sinh khả năng phi tập trung của mình. Bằng chứng lịch sử (PoH) “sáng tạo” ra thêm một vấn đề mới không tồn tại trong các blockchain khác. Mỗi ngày, giao thức này tạo ra một lượng lớn dữ liệu lịch sử giao dịch cần được lưu trữ (hơn 2 TeraByte mỗi năm).
Kích thước của nó thậm chí còn lớn hơn tổng dữ liệu được tích lũy bởi mười mạng blockchain hàng đầu cộng lại. Solana lưu trữ lượng dữ liệu khổng lồ này trong Arweave (một mạng lưu trữ phi tập trung) do đó các trình xác thực của nó chỉ có thể lưu trữ dữ liệu trong hai ngày.
Bằng cách này, Solana đặt thông tin lịch sử giao dịch của khách hàng vào tay các chain khác do cộng đồng khác quản lý.
Ngoài ra, khả năng mở rộng của Solana đang gặp phải vấn đề gần đây. Solana đã ‘sập’ sau khi mạng lưới blockchain bị ngừng hoạt động trong hơn 17 giờ. Mạng không thể xử lý sự gia tăng hoạt động, cái mà Solana gọi là “cạn kiệt tài nguyên“. Và đây không phải là lần đầu tiên nó gặp phải tình trạng ngừng hoạt động blockchain trước đó đã từng có lần ngừng hoạt động trong khoảng sáu giờ vào tháng 12 năm 2020.
Cuối cùng, tôi sẽ tập trung vào Avalanche và Algorand
Mạng Avalanche là một nền tảng được xây dựng bởi ba chuỗi khối tương thích: Chuỗi giao dịch (X-Chain), Chuỗi nền tảng (P-Chain) và Chuỗi hợp đồng (C-Chain). Các subnet được quản lý trên P-Chain, hoạt động như một mạng lưới mini và tất cả các mạng lưới mini này tham gia để tạo thành mạng Avalanche lớn hơn. Do đó, khả năng mở rộng sẽ phụ thuộc vào số lượng mạng con.
Nhược điểm của Avalanche (và Algorand) là không cung cấp dịch vụ lưu trữ dữ liệu của riêng. Algorand sử dụng mạng lưới chuyển phát nội dung hoàn toàn phi tập trung ( IPFS ) và Avalanche sử dụng cả Arweave (thông qua mạng Kyve) và Ceramic. Họ sử dụng các dịch vụ phi tập trung này để chia sẻ tệp và lưu trữ dữ liệu.
Tất cả dữ liệu đều được lưu trự on-chain trên IC, đây là một lợi thế quan trọng khác của khả năng mở rộng.
1.4. Phí giao dịch
Phí giao dịch thưởng cho người khai thác (PoW) hoặc người xác thực (PoS), những người giúp xác nhận giao dịch.
Trong khi phí Bitcoin phụ thuộc vào quy mô của giao dịch tính bằng byte thì phí giao dịch Ethereum tính đến khả năng tính toán cần thiết để xử lý một giao dịch, được gọi là gas, cũng có giá biến đổi được đo bằng ETH và có liên quan trực tiếp đến lưu lượng truy cập mạng.
Đối với BSC, phí giao dịch là tương tự như một cách làm của Ethereum. Không có gì lạ bởi theo quan điểm của tôi, BSC là một bản sao của Ethereum. Họ đã thay đổi mô hình đồng thuận để cải thiện một số hạn chế của mô hình sau (và cũng phải nói rằng, làm những hạn chế trên ETH trở nên tồi tệ hơn như tính phi tập trung).
Cuối cùng, các blockchain khác như Algorand và Internet Computer cung cấp một khoản phí cố định phụ thuộc vào giá token của họ (tương ứng là 0,001 ALGO và 0,0001 ICP).
1.5. Hợp đồng thông minh
Hệ sinh thái của các nền tảng blockchain phát triển với một tốc độ khác nhau. Đối với một số có thể mất vài tháng để cho ra mắt bản cập nhật tiếp theo, trong khi những nền tảng khác như Internet Computer, đã có những bước phát triển lớn gần đây.
Kể từ khi Ethereum ra mắt Hợp đồng thông minh đầu tiên vào năm 2015, các blockchain khác đã làm theo. Một ví dụ rõ ràng là Cardano gần đây, thông qua “Alonzo Hard Fork”, để tạo hợp đồng thông minh đầu tiên của mình mà không có thêm bất cứ cải tiến nào.
Hợp đồng thông minh của IC được gọi là ‘Canisters’ vì chúng là một gói mã WASM và Trang bộ nhớ, đồng thời chúng là sự phát triển và cải tiến của hợp đồng thông minh. Sự gia tăng đáng kể về số lượng của họ nói lên hoạt động ngày càng tăng của các nhà phát triển trên mạng:
Canisters loại bỏ các nút thắt cổ chai bằng cách sử dụng “Orthogonal Persistence”, giúp loại bỏ nhu cầu duy trì và quản lý cơ sở dữ liệu bên ngoài hoặc khối lượng lưu trữ (code và dữ liệu lưu trữ trực tiếp on-chain). Trong khi các blockchain khác phải lưu trữ dữ liệu của họ trên các mạng lưu trữ phi tập trung khác.
Cộng đồng Internet Computer cũng đã thông qua đề xuất tăng dung lượng của Canisters từ 4GB lên 300GB. Rất ít ứng dụng cần nhiều dung lượng hơn, nhưng bạn có thể xây dựng dịch vụ/hệ thống của mình từ nhiều hợp đồng tùy thích nếu rơi vào trường hợp này.
Ngoài ra, một ngôn ngữ lập trình được gọi là Candid cho phép các canister tương tác với nhau bất kể ngôn ngữ lập trình mà chúng được phát triển.
Trong khi đó Cardano vẫn đang xem xét hợp đồng thông minh đầu tiên của mình.
IC sẽ tích hợp hợp đồng thông minh vào Bitcoin vào cuối năm nay. Có thể thông qua một ứng dụng của mật mã Khóa chuỗi sẽ tích hợp trực tiếp các mạng. Hợp đồng thông minh trên IC sẽ có thể giữ, gửi và nhận bitcoin mà không cần private key.
Các hợp đồng thông minh của Bitcoin sẽ chạy như các canister thông thường trên IC, do đó bạn sẽ tiết kiệm được rất nhiều chi phí giao dịch.
Đối với Ethereum, các nhà phát triển/dev trả tiền để triển khai các hợp đồng thông minh và mọi người trả tiền để sử dụng chúng nhưng đối với IC thì mọi thứ hoàn toàn ngược lại. Các nhà phát triển sẽ là người trả phí cần thiết để chạy các ứng dụng/hợp đồng thông minh của họ (gọi là “cycles”). Hơn nữa trên Ethereum, để có thể lưu trữ 1GB dữ liệu, bạn có thể phải chi khoảng 5.000.000 USD nhưng đối với IC, 1GB có giá khoảng 3-5 USD.
Nói tóm lại, Canisters là Hợp đồng thông minh không có giới hạn cho phép tái tạo mọi thứ như web tương tác và dApps trên chuỗi (Blockchain Singularity) thay vì sử dụng dịch vụ của các công ty công nghệ lớn như AWS, Google, Azure, v.v.
1.6. Quản lý nhận dạng kỹ thuật số
Internet Computer xây dựng một hệ thống hoàn toàn mới mới cho việc quản lý danh tính người dùng thông qua hệ thống nhận dạng Internet – Internet Identity (II) mới của họ. Xác thực blockchain nâng cao này đảm bảo rằng dữ liệu của bạn không bị theo dõi hoặc bị khai thác. Nó cho phép bạn xác thực một cách an toàn và ẩn danh khi bạn truy cập các ứng dụng phi tập trung (dApps) sử dụng hệ thống xác thực.
Xác thực với các dịch vụ bằng cảm biến vân tay, Face ID, YubiKey, v.v.
Internet Identity đang được cải tiến liên tục để làm cho nó tương thích với ngày càng nhiều thiết bị. Hiện tại, nó cũng hỗ trợ Windows Hello như một phương thức xác thực.
Trong khi với các blockchain khác như Ethereum, người dùng cần ví bên ngoài như Metamask để tương tác với các ứng dụng phi tập trung. Dưới đây, bạn có thể thấy sự khác biệt giữa Ethereum và Internet Computer.
Dapps trên IC:
– Tạo danh tính – Internet Identity.
– Truy cập một trang web và sử dụng Dapp miễn phí.
– Hoặc bạn có thể sử dụng các ví được phát triển trên IC để ủy quyền – Ví Stoic và Ví Plug.
Dapps trên Ethereum :
– Sử dụng ví Metamask.
– Chuyển đến sàn giao dịch, tạo tài khoản, mua Ethereum.
– Gửi ETH đến Metamask.
– Truy cập một trang web, đăng nhập vào Metamask, sử dụng Dapp bằng cách thanh toán bằng ETH.
1.7. Quản trị mạng lưới /Bỏ phiếu /Đề xuất
IC sử dụng một hệ thống quản trị theo thuật toán được gọi là Hệ thống thần kinh mạng (NNS) cho phép chủ sở hữu ICP khóa các token để tạo ra “neurons“. Những neuron này cung cấp quyền biểu quyết đối với các đề xuất được đưa ra, điều này ảnh hưởng đến hoạt động của mạng và mang lại cho người tham gia phần thưởng dưới dạng token ICP.
Trong số tất cả các blockchain được nêu trên, chỉ Polkadot và Avalanche có hệ thống quản trị, mặc dù trong trường hợp của Avalanche, chỉ dành cho các thông số mạng quan trọng (có nghĩa là họ đang đánh giá thấp quyền biểu quyết của cộng đồng). Chỉ một số thông số xác định trước có thể được sửa đổi thông qua quản trị, chẳng hạn như số tiền stake tối thiểu, tốc đúc token và các thông số kinh tế khác.
Ngoài ra, hệ thống quản trị của Algorand vẫn đang được phát triển, mặc dù nó dự kiến sẽ hoạt động vào tháng 10 tới.
1.8. Phần thưởng staking
Stake là quá trình ủy quyền hoặc khóa các token người dùng nắm giữ để kiếm phần thưởng. Khi bạn đã stake tài sản của mình, bạn có thể kiếm được phần thưởng dựa trên số tài đã stake và tăng lượng token đã stake bằng cách cộng gộp những phần thưởng đó trong tương lai.
Như bạn có thể thấy trong bảng trên, Internet Computer mang lại lợi nhuận cao nhất, dao động từ 15,4% mỗi năm đối với thời gian stake 6 tháng đến 28,9% mỗi năm đối với đặt cược 8 năm.
Tham khảo Máy tính ICP Neuron để xác định lợi nhuận bạn sẽ nhận được theo mục tiêu của mình. Các hướng dẫn sau đây cung cấp cho bạn hướng dẫn step-by-step giải thích làm thế nào để stake ICP sử dụng mạng thần kinh hệ thống (NNS).
Kết luận
Tôi tin rằng nhiều blockchain được đề cập trong bài viết này sẽ cùng tồn tại trong vài năm tới. Sau đó, những thứ mang lại nhiều tiến bộ và giải pháp nhất cho công nghệ blockchain sẽ vẫn còn.
Internet Computer hiện vẫn là ‘người mới’, cung cấp cho thế giới một mô hình và công nghệ mới với các mục tiêu mang tính cách mạng trong thời gian tới như tích hợp Bitcoin và Ethereum .
Đây là blockchain nhanh nhất với thời gian xác thực là 2s và lệnh gọi truy vấn là 0.1s. Các hợp đồng thông minh trong canister của nó cung cấp một web 3.0 thực sự phục vụ web và tương tác trực tiếp với người dùng. Khả năng mở rộng là không giới hạn và IC cung cấp một blockchain có khả năng thích ứng cao cho phép cộng đồng bỏ phiếu cho các đề xuất thông qua Hệ thống thần kinh mạng để quản lý IC. Đây chỉ là một số tính năng sáng tạo và mạnh mẽ của nó!
Bài viết chỉ mang tính chất thông tin – không phải lời khuyên đầu tư!
Nguồn: https://www.dfinitycommunity.com/internet-computer-vs-layer-1-blockchains/